Adbox
ads

Ads

ads
ads

Blog Archive

Translate

LightBlog

PR là gì? PR có phải là viết báo hay không?

Nhầm lẫn chết thương hiệu.

Chắc hẳn hơn 70% các bạn làm marketing từ 2 – 4 năm sẽ vẫn còn lầm lẫn giữa việc PR chỉ là việc viết bài quảng cáo rồi book báo để đăng các bài viết trên các trang có nhiều lược view nhất là PR. Và  hơn 90% các bạn sinh viên hay các bạn vừa tốt nghiệp sẽ không thể định hình được nghề pr là làm gì?

Vậy, PR có nghĩa là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về PR, nhưng trước tiên chúng ta cần giải quyết PR là ký tự viết tắt của từ gì đúng không nào? Public Relatetions là cụm từ viết tắc cho câu hỏi của các bạn đang thắc mắc, nếu dịch ra Việt ngữ thì nó có nghĩa là Quan hệ công chúng hay quan hệ cộng đồng.

Hiện nay, có một định nghĩa đúng top đầu của google là “PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng. Bản chất của quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục.

Còn theo PRSA (hiệp hội quan hệ công chúng Mỹ), thì định nghĩa
Quan hệ công chúng là một quá trình truyền thông chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và các nhóm công chúng của nó

Còn với tôi thì định nghĩa như sau: Quan hệ công chúng là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông hai chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và "công chúng" của họ. Và lập kế hoạch PR là lập kế hoạch xây dựng và triển khai các chiến lược truyền thông giúp doanh nghiệp tối ưu các vấn đề, thúc đẩy bán hàng; tăng nhận biết thương hiệu; quản trị rủi ro trên các kênh truyền thông.”

Viết báo, bài quảng cáo chỉ là một hình thức hay còn có thể nói là một công cụ của PR chứ nó không thể là PR được. Đây là điều mà rất nhiều ngừoi nhầm lẫn khi triển khai các hạng mục truyền thông công chúng. Còn trong viết báo thì thông cáo báo chí cũng chỉ là một công cụ của viết báo mà thôi.

PR & PR Marketing có gì khác nhau?

Cả hai sẽ không có sự khác biệt một cách rõ rệt, có nhiều ngừoi sẽ cho rằng PR là truyền thông không mang yếu tố tiếp thị sản phẩm trong các hoạt động, còn PR Marketing thì có. Thật ra điều này không hoàn toàn đúng, vì trong pr đã có một phần tiếp thị hình ảnh của sản phẩm đến với người tiêu dùng trên các kênh truyền thông. Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các nhãn hàng, tổ chức, doanh nghiệp thậm chí là cá nhân. Khi thương hiệu của bạn đã tạo được sự tương tác đa chiều hoặc không nhưng khách hàng có niềm tin, sự tôn trọng thương hiệu thì họ sẽ không chần chừ đắn đo để sử dụng sản phẩm.
Bộ ba tạo nên thế gọng kiềm vô cùng vững chắc. 

Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối với tất cả các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Những người muốn tạo ra một tầm ảnh hưởng nhất định của mình đối với những đối tượng nhất định. 

Tuỳ vào mục đích của mình và đối tượng mà mình muốn tác động, các tổ chức hoặc cá nhân này sẽ có những cách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do các tổ chức hoạt động nhằm mục đích xã hội tổ chức nhằm tạo ra hình ảnh một tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm với công đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhà tài trợ mạnh tay luôn thấy xuất hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộc thi hoa hậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ... Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh được đánh bóng đó, công chúng sẽ trở nên gần gũi và dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới họ.

Luôn nhớ trong các hoạt động của mình, PR là mang trong mình một yếu tố vô cùng quan trọng đó chính là cộng đồng. Khi ngành quan hệ cộng chúng còn khá mới thì chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào định hình cho người học về việc này. Hầu hết họ chỉ tập trung cho ngừoi học về những giá trị thặng du và cách làm cho thương hiệu tiếp cận đến đối tượng mục tiêu thông qua các hình thức truyền thông.

Công chúng của PR là ai?

Đọc đến đây bạn có thắc mắc công chúng là bao gồm ai, ở đâu không? Chắc không, sau bao nhiêu năm đứng lớp hầu hết tôi chưa bao giờ nhìn thấy những sự thắc mắc này để trao đổi với người đứng giảng cả. Câu hỏi sẽ là cách học tốt nhất mà con ngừoi có để phát huy trí tuệ và khả năng thiên bẩm đấy các bạn nhé.

Giờ chúng ta sẽ đến với các lớp công chúng của PR.

·       Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng (VD: người uống Pepsi)
·       Cơ quan truyền thông báo chí (các đài truyền hình, báo viết, đài phát thành, báo điện tử Internet,...)
·       Chính quyền (chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, quận, huyện, sở, bộ,...)
·       Dân chúng trong khu vực
·       Các đoàn thể (công đoàn, đảng phái, đoàn,...)
·       Hội bảo vệ người tiêu dùng,...
·       Cổ đông của doanh nghiệp
·       Cán bộ, nhân viên doanh nghiệp

Với tất cả những điều trên thì cuối cùng mục đích của PR là gì? Đó là

·       Tiếp xúc (Họp báo, hội nghị khách hàng)
·       Lắng nghe (khách hàng nói về sản phẩm)
·       Tương tác (Trao đổi, truyền đạt..)
·       Tạo lập hình ảnh và ấn tượng (tài trợ học bổng cho sinh viên, tổ chức cuộc thi cúp truyền hình,...)
·       Các hoạt động hướng về công chúng được doanh nghiệp quy hoạch theo từng thời điểm: có thể rộng hay hẹp với các đối tượng.

Ưu và nhược điểm của PR 


Cuối cùng chốt lại làm nghề pr là làm nghề truyền thông, là việc xây dựng kế hoạch, phát triển và tối ưu nó trên các kênh có đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời người làm PR cũng chính là người phát ngôn viên của thương hiệu, đại diện cho tiếng nói của nhãn hàng. Ngoài những điều trên các bạn cần rèn cho mình thêm kỹ năng viết, cách viết nội dung như thế nào là hay, kỹ năng thuyết trình và thuyết phục.
Chúc các bạn thành công, mọi thắc mắc có thể comment dứoi bài viết, mình sẽ phản hồi trong vòng 1 ngày nhé.


Nguyễn Tuấn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LightBlog
Adbox