Có lẽ sẽ rất nhiều người thắc mắc, tại sao mình viết
bài chuẩn SEO rồi, cũng làm SEO onpage & Offpage nhưng từ khoá
vẫn không lên top google được. Câu trả lời chính là website của bạn đã được tối
ưu chưa? Nếu chưa hãy đọc bài viết sau đây nhé, tất cả những kiến thức chỉ giới
chừng trong một sự hạn hẹp của bài viết. Vậy nên nếu có những thắc mắc hay câu
hỏi gì, bạn có thể comment chúng ta cùng trao đổi và giải quyết vấn đề mà các bạn
đang gặp phải hoặc điều bạn đang tự vấn nhé.
Để tối ưu được website chuẩn seo thì các bạn cần phải
biết được các yếu tố cấu thành quyết định sự thượng hạng cho trang của bạn. Tôi
có thể tóm gọn thành những ý chính sau đây
Yếu tố chung
- Cấu trúc website rõ ràng và tiện ích (Các tab menu nên theo các từ khoá) (UX)
- Layout đơn giãn, dễ nhìn và đẹp mắt (UI)
Yếu tố kỹ thuật
- Có sitemap, robots
- Có breadcum, tags
- Có đường dẫn tĩnh (abc.com/huong-dan-toi-uu-seo-cho-website.html)
- Ưu tiên domainkey, lâu năm
- Hạn chế dùng flash, table
- Có nút chia sẽ bài viết trên các mạng xã hội
- Sử dụng thuộc tính noffolow
Đồng thời trên mỗi bài viết chúng ta cũng cần đòi hỏi những yêu cầu khắc khe cho nó để đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé.
- Tiêu đề & thẻ meta, ở mỗi trang điều cần có title, mô tả (description) có chứa từ khoá. Có thể duy nhất hoặc có sự cạnh tranh, nhưng cạnh tranh càng ít thì khả năng thăng hạng càng cao.)
Có thẻ Heading (h1,h2,h3,h4…), điều này sẽ giúp người đọc nắm được ý chính tổng quan của bài viết. Vì vậy nó cần gọn, xúc tính nhưng cũng ẩn hiện để gây sự tò mò cho người đọc.
- Các yếu tố thu hút sự quan tâm cho từ khoá như bôi đen, chữ nghiên, gạch chân, màu sắc…
Trong một khoảng không vô định, đơn sắc trong nội dung và một từ khoá với sự nỗi bật sẽ tạo nên sự chú ý của ánh nhìn,. Ngoài ra điều này cũng cần áp dụng vào những internal link để tạo nên hiệu ứng cao nhất cho các bài viết khác trên trang.
- Mật độ từ khoá (2-3%)
Nhiều bạn quá tham lam khi trong một bài viết mà có đến 20 – 30% là từ khoá, điều này không có vấn đề gì nhiều nhưng bạn đang tự làm khó chính bản thân của mình đấy. Vì những keyword sẽ rất khó liên kết với nhau để tạo nên sự logic, hợp lý hợp nghĩa. Đồng thời nếu không tinh tế nó sẽ tạo nên sự phản cảm và khó chiụ khi độc giả đọc bài của bạn. Hơn nữa google cũng không đánh giá cao những bài viết mang nhiều yêu tố keyword trong một bài viết.
- Điều hướng liên kết nội bộ tốt, sử dụng anchor text là từ khoá
- Xây dựng backlink chất lượng, trỏ đều đến các landingpage, website
- Hình ảnh cần Tên ảnh chứ từ khoá, có Alt ảnh, Title ảnh.
ều bạn sẽ bỏ qua yếu tố này vì có thể làm biếng, mắc công và nó không được đánh thang điểm cao trong bảng tuần hoàng của google. Đây là một sự nhầm lẫn hi hữu nhé, vì nếu hình ảnh của bạn đảm bảo các từ khoá thì sẽ là một thuận lợi điểm để bạn có thể lên thứ hạng nhanh nhất có thể. Chưa kể đối với các biểu đồ, hay hình minh hoạ , art infos thì người tìm kiếm thường có xu hướng bấm vào hình ảnh để search.
Chỉ nói sơ qua những hạng mục trên để kết nối với nội
dung cốt yếu của bài viết này. Đầu tiên chúng ta cần đi qua thẻ HTML
Thẻ HTML điều quan trọng cần được tối ưu. Trong thẻ này, chúng ta cần chú ý đến thẻ tiêu đề, thẻ meta.
Thẻ tiêu đề: Đây là điều tối quan trọng
nếu bạn muốn trang của mình thật sự tối ưu hoá. Tiêu đề bạn nên dung các từ hoá
hay cụm từ khoá ở từ đầu tiên trên thẻ tiêu đề. Đồng thời thẻ tiêu đề nên gắn với
tên sản phẩm hoặc thương hiệu.
Ví
dụ: huongdantoiuuhoawebsitechuanseo.com
Trong
đó, hướng dẫn tối ưu hoá website là từ khoá và chuẩn seo là từ đi kèm sau.
Thẻ
Meta
- Description
Nhiều bạn trong ngành seo sẽ
cho rằng việc mô tả trên thẻ meta sẽ không được coi là một yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả xếp hạng. Đúng nhưng chưa hẳn hoàn toàn, bạn có thể thấy khi mình
search các từ khoá sẽ có những từ được bôi đen trong những dòng chữ nhỏ dưới tiêu
đề không. Rõ ràng là có, nếu như vậy thì một điều chắc chắn nó có sự liên quan
đến việc bạn cần tối ưu rồi đúng không?
- Robots
Meta
Cái này cũng không thật sự là quan trọng nó chỉ giúp chúng ta có
thể biết được những bobots nào đang cầm google spider truy cập và thu thập dữ
liệu của bạn không mà thôi. Nói là không quan trọng nhưng bạn cũng đừng xem thường
nhé, nếu google không tìm thấy đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi lợi thế cạnh
tranh top rồi đó.
URL
Độ dài & từ khoá: Ngược lại với keyword
cần từ khoá dài để dễ seo và dễ tăng hạng google, URL nên có giới hạn không quá
100 ký tự. Nên chèn một số từ khóa hoặc thương hiệu vào trong URL để làm tăng tần
xuất xuất hiện của từ khóa. Đặc biệt lưu ý nên tối ưu cấu trúc các đường dẫn đến
các bài viết của trang.
Ví dụ 1:
Nên: domain.com/ten-chuyen-muc/tieu-de-bai-viet
Không nên: domain.com/folder/ten-chuyen-muc/ten-chuyen-muc-con/tieu-de-bai-viet.
Ví dụ 2:
Tên miền phụ so với Pages:
Sub-domain không trực thuộc
main-domain thì không nên sử dụng. Vì nó sẽ trỏ lượng traffic sang một trang
website khác khi bạn gắn link domain này vào. Trong trường hợp bạn chủ đích để
trang lưu lượng người xem vào trang đích đến mà bạn muốn đặt link.
Trong trường hợp nó có liên
quan, thì bạn có thể dùng tên miền phụ trong chính trang website của mình ở thu
mục menu nhé.
Ví dụ:
Contentskill.blogspot.com/nguyen-tuan
Khoảng cách giữa các từ:
Có
nhiều bạn sẽ suy nghĩ rằng, nếu dung tên domain có từ khoá thì ngừoi đọc
sẽ dễ nhìn và hiểu ngay trang của bạn đang muốn nói là gì? Điều này thật ra
cũng không có ảnh hưởng gì nhiều đến việc tối ưu nhưng xét đến tính năng UX của
người dung thì khi user gõ liền mạnh rất ít khi dùng dấu gạch chân vì nó cũng
hơi bất tiện về việc thao tác trên bàn phím.
Vẫn
có rất nhiều đơn vị dùng dấu gạch nhưng vẫn có thể tối ưu tốt, điều này sẽ được
áp dụng khi tên thương hiệu của mình mong muốn mà bị mua bởi một nhà đầu cơ
domain nào đó mà bạn không thể mua lại từ họ.
Ví
dụ:
Thiết lập bố cục nội dung
- H1: Thẻ H1 từ lâu đã được cho là có tầm quan trọng lớn trong việc tối ưu hóa on-page. Tuy nhiên, mối tương quan gần đây từ nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng trong thực tế nó có một sự tương quan thấp. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng thẻ H1 như một tiêu đề trang của bạn sẽ tốt hơn việc bạn cố tình cài từ khóa cần SEO vào thẻ H1. Và một lưu ý nữa là mỗi một trang chỉ nên có một thẻ H1 mà thôi.
- H2/H3/H4/H5/H6 – Tầm quan trọng của các thẻ này thấp hơn so với H1, đề nghị của chúng tôi là để chỉ áp dụng nếu cần thiết. Không nên lạm dụng quá nhiều thẻ heading trên 1 trang.
- Thuộc tính ALT – Từ trước đến nay đa số các SEOer chỉ dùng thẻ Alt cho việc SEO hình ảnh, tuy nhiên chúng tôi cho rằng thẻ ALT có một sự tương quan khá mạnh mẽ tới viẹc xếp hạng trang web của bạn. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo việc sử dụng thẻ ALT cho một hình ảnh minh họa trên trang nhắm mục tiêu theo từ khoá cũng rất quan trọng trong việc tối ưu hóa từ khóa trên trang.
- Tên hình ảnh – Kể từ khi truy cập tới trang web thông qua một hình ảnh đang trở nên phổ biến thì việc tối ưu hóa hình ảnh để có thể đạt thứ hạng cao là điều rất quan trọng. Và một trong những kỹ thuật để tối ưu hóa hình ảnh đó là bạn cần điều chỉnh tên của hình ảnh mà bạn đăng tải sát với từ khóa mà bạn muốn tối ưu. Việc đặt tên ảnh có chứa từ khóa cũng góp phần giup trang web của bạn được tối ưu nhiều hơn.
- Bold / Strong – Như một thông báo gửi tới Google, các thẻ bold và strong luôn có tác động mạnh mẽ với người dùng và tất nhiên Google cũng không ngoại lệ. Bạn nên tận bôi đậm các từ khóa mà bạn muốn nhấn mạnh để góp phần làm tăng thêm sự tập trung vào từ khóa mà bạn muốn tối ưu ở trên trang web.
- Italtic / Gạch chân – Đáng ngạc nhiên, từ khóa in nghiêng / gạch chân xuất hiện trong văn bản nội dung có mối tương quan cao hơn một chút với bảng xếp hạng cao hơn so với thẻ in đậm và do đó, chúng tôi đề nghị bạn sử dụng một số thẻ in nghiêng và gạch chân cho từ khóa/cụm từ khóa được nhắm mục tiêu trong văn bản.
- Comments HTML – Cũng chưa có một thống kê chính xác nào nói về tầm ảnh hưởng của comment trên trang web có tác động tới vị trí xếp hạng trên Google, tuy nhiên qua một số nghiên cứu về tỉ lệ xuất hiện comment trong thẻ Description khi người dùng tìm kiếm một từ khóa liên quan, chúng tôi cho rằng nội dung trong comment cũng có những ảnh hưởng nhất định tới kết quả SEO. Và để hỗ trợ làm tăng thêm tính tương tác cho người dùng khi truy cập vào trang web của bạn, tôi đề nghị bạn nên tận dụng triệt để thế mạnh của các comment trong trang web để hỗ trợ miêu tả thêm một số ý bên lề của nội dung mà bạn muốn truyền tải với người đọc.
Liên kết nội bộ & Vị trí trong Kiến trúc Site
- Nhấp chuột – Việc người dùng nhấp chuột vào các đường liên kết nội bộ trong trang web sẽ giúp Google đánh giá website của bạn cao hơn nhiều so với việc người dùng không có bất kỳ thao tác nào khi truy cập vào trang web của bạn. Nếu như từ khóa của bạn được nhấp chuột nhiều lần, điều đó chứng tỏ trang web của bạn đã tối ưu từ khóa đó rất tốt và chắc chắn Google sẽ đánh giá trang web của bạn rất tốt. Để có thể khiến người dùng nhấp chuột di chuyển theo ý muốn, bạn nên phân tích cấu trúc layout website và xây dựng giao diện trang web sao cho thân thiện với người dùng hơn
- Liên kết trong nội so với các khu vực xung quanh: Wikipedia là một trang web quá nổi tiếng và có độ uy tín rất cao trong bảng xếp hạng của Google, hãy học tập cách tạo liên kết trong nội dung của Wikipedia để áp dụng cho trang web của bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về liên kết trong trang web tại đây.
- Vị trí Liên kết trong sidebars & Footers – Có rất nhiều vị trí để đặt liên kết như: menu, nội dung, blogroll, footer… tuy nhiên hãy suy nghĩ như một người dùng thực thụ, bạn chỉ nên đặt các liên kết vào một vị trí dễ nhìn và có ích với người dùng, tránh và hạn chế việc đặt các liên kết vào những vị trí khó quan sát và không có ý nghĩa với người dùng.
Cấu trúc trang
- Vị trí từ khóa – Chúng tôi cho rằng từ khóa xuất hiện trong khoảng 50 – 150 từ đầu tiên rất có ích và có tác động tích cực tới quá trình thu thập dữ liệu của Google Spider. Vậy nên hãy cố gắng chèn từ khóa của bạn vào trong khoảng 50 – 150 từ đầu tiên trong nội dung trang web của bạn.
- Cơ cấu nội dung – Một bài viết hay thường có các phần mở đầu, thân bài, các ví dụ và tổng kết, và trong SEO cũng vậy bạn nên cố gắng tạo ra những format nội dung chuẩn mực để giúp người đọc có cái nhìn tốt hơn về ý tưởng bạn truyền tải trong nội dung. Hiện tại cũng không có thông báo chính thức nào cho thấy trang web của bạn sẽ có vị trí cao hơn nếu các bạn viết đầy đủ phần mở đầu thân bài và tổng kết. Tuy nhiên nếu bạn tôn trọng người đọc thì chúng tôi nghĩ rằng bạn nên có cơ cấu nội dung một cách hợp lý hơn nữa.
Tại sao Chúng tôi Luôn tuân thủ Các quy tắc này?
Câu
trả lời là tương đối dễ dàng. Sự thật là trong quá trình biên tập nội dung
trang web, đôi khi chúng ta quên, đôi khi bỏ qua và đôi khi cố ý không tuân
theo các yếu tố tốt nhất đặt ra ở trên. On-page tối ưu hóa là một yếu tố trong
trọng nhưng cũng chỉ là một phần của quá trình ranking website trên bảng xếp hạng
của Google:
Thực tiễn tốt nhất cho hạng # 1
Thật
kì lạ, mặc dù có lẽ không hoàn toàn đáng ngạc nhiên với các SEOer chuyên nghiệp,
sự thật là tối ưu hóa on-page không nhất thiết phải xếp hạng đầu tiên trong việc
tìm kiếm thứ hạng hàng đầu. Trong thực tế, các SEOer chuyên nghiệp sẽ xem xét
các yếu tố sau để áp tối ưu trang web với Google:
- Accessibility: Nếu nội dung không thể nhìn thấy hoặc thậm chí không được lập chỉ mục thì Google sẽ không thể xếp hạng trang web của bạn, do đó khả năng thu thập dữ liệu là quan trọng nhất trong danh sách này.
- Nội dung: bạn cần phải có nội dung hấp dẫn, các bài viết chất lượng cao không chỉ thu hút sự quan tâm, nhưng buộc người thăm để chia sẻ thông tin. Nội dung có thể là yếu tố quan trọng nhất / có giá trị trong thứ hạng website bởi vì nó sẽ tạo ra các liên kết hiệu quả nhất (khi người đọc chia sẻ thông tin và đặt những đường liên kết về trang web của bạn).
- Cơ bản On-Page: Nhắm mục tiêu theo từ khoá trong các yếu tố quan trọng nhất (tiêu đề, URL, liên kết nội bộ).
- Trải nghiệm người dùng: Chức năng, giao diện của website ảnh hưởng rất lớn tới những cảm nhận của người dùng về trang web. Một website có giao diện đẹp và chức năng tốt sẽ níu người dùng ở lại website lâu hơn, truy cập vào nhiều page hơn và khả năng họ quay lại website của chúng ta cũng cao hơn
- Tiếp thị: Tôi muốn nói rằng “nội dung độc đáo chính là cách quảng bá tuyệt vời cho trang web của bạn. “Bạn nên cố gắng tạo ra các bài viết độc đáo hấp dẫn và có giá trị với người đọc và chắc chắn rằng khi bạn xây dựng được một trang web với nhiều tài nguyên hấp dẫn thông tin bổ ích thì Google sẽ đánh giá bạn cao hơn và tất nhiên vị trí trang web của bạn cũng được cải thiện tốt hơn rất nhiều.
- Advanced / Tối ưu hóa On-Page : Triệt để áp dụng tất cả các tiêu chí về Onpage với sự chú ý cẩn thận đến từng chi tiết chắc chắn không phải là vô ích, tuy nhiên điều này đối với chúng tôi nó ở dưới cùng của danh sách tối ưu hóa trang web vì một trang web chất lượng cần cung cấp những nội dung có ích với người đọc chứ không phải chỉ tối ưu cho Goolge Spider.
Bài
viết tổng hợp từ các kiến thức của nhiều nguồn.
Biên
tập và định hướng nội dung: Nguyễn Tuấn
Dịch vụ SEO tổng thể mà Thuận An đưa ra là dịch vụ SEO Website hàng đầu hiện nay. Đây là dịch vụ SEO từ khóa chuyên nghiệp giúp đưa website của bạn lên top tìm kiếm nhanh chóng.
Trả lờiXóa