Có rất nhiều người mới tiếp cận tiếp thị & truyền
thông hoặc đã làm trong ngành nhưng chưa đụng đến mảng tiếp thị thì câu hỏi PR
là gì? Nó khác như thế nào với Marketing? Sẽ diễn ra trong đầu họ thường xuyên.
Liên tục tìm kiếm trên mạng thì gặp phải vô số những kiến thức đa chiều vì mỗi
người điều viết dứơi một góc nhìn của riêng họ mà không theo khuôn khổ nhất định
nào. Bài viết này, nhằm mục đích giúp các bạn có được những cái nhìn tổng quan
nhất về sự khác biệt của PR & Marketing.
Để hiểu vấn đề một cách tốt nhất bạn phải đi qua hai khái
niệm của hai từ khoá PR & Marketing.
Vậy PR là gì?
Đây là những nhận
định của nhiều chuyên gia trong ngành Tiếp thị, truyền thông. PR là tên viết tắt của Public Relations có
nghĩa là Quan hệ công chúng. Bản chất của nghề quan hệ
công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công
ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải
có khả năng thuyết phục.
Ngoài ra còn có nhiều định
nghĩa khác nhau,
Theo PRSA (Hiệp hội quan hệ công chúng Mỹ) thì định nghĩa PR như sau “Quan hệ công chúng là một quá trình truyền thông chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và các nhóm công chúng của nó.
Còn Marketing thì định nghĩa là
nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp. ... Giá trị Lý tính cơ bản : Giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang cần.
Câu hỏi thảo luận:
Ngày nay có hình thức PR Online & Offline, nhiều người nhận định PR Online 80% là viết báo. Theo bạn đúng hay sai? Tại sao?
Qua hai định nghĩa chúng ta có thể thấy được hai mục đích
hoàn toàn khác nhau rõ rệt. Đối với PR thì hướng đến tạo lập & xây dựng mối
quan hệ có lợi, đồng thời tăng cường sự
thấu hiếu của Công chúng với nhãn hàng và ngược lại để tạo nên sự Uy tín của
thương hiệu và sự tin tưởng ủng hộ của cộng đồng đối với các sản phẩm, dịch vụ
của thương hiệu. Còn đối với marketing thì mong muốn thoả mãn nhu cầu của khách
hàng mục tiêu, cuối cùng là lợi nhuận lâu dài và tổng thể.
Như vậy chúng ta có thể thấy cốt lõi của tiếp thị là trao
đổi, mua bán, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, kích thích nhu cầu mua
hàng. Nhằm tăng danh thu cho cho thương hiệu qua các hoạt động tương tác với
khách hàng tiềm năng. Đối ngược với Marketing, PR lại mang một giá trị thông
tin, tương tác qua các kênh truyền thông để hiểu được thái độ của khách hàng và
tăng sự tin dùng sản phẩm, ủng hộ thương hiệu.
Người làm truyền thông (PR) sẽ quan tâm nhiều đến dư luận,
sự phản ứng của khách hàng & cộng đồng xã hội nơi có sản phẩm tiêu thụ qua
đó sẽ dự đoán được các khuynh hướng tiêu dùng mới, trao đổi thông tin mới để
đưa ra những lời khuyên cho marketing đặt ra những hoạch định cho sản phẩm,
thương hiệu. Marketer thì thực tế hơn họ không bay bổng, không quan tâm đến
audiences mà họ quan tâm đến trực tiếp khách hàng mục tiêu của họ, tiềm mọi
cách để đáp ứng, thoả mãn nhu cầu mà đối tượng này đang cần hay hướng đến.
Theo Johnston đã nhận định về chức năng và nhiệm vụ của
marketing & PR như sau:
PR: xuất bản, sự kiện, vận đồng hành lang, quan hệ cộng đồng,
đầu tư cho xã hội, truyền thông & xử lý khủng hoảng truyền thông, quản lý rủi
ro truyền thông. Trong khi đó, Marketing thì đánh giá tiếp thị, phân loại khách
hàng, phát triển sản phẩm cũ và mới, dịch vụ khách hàng, tiếp thị tại điểm bán
(trade marketing) và quảng cáo.
Nói tóm gọn thì là như vậy nhưng cả hai điều có những
công việc chung đó là đánh giá hình ảnh, chiến lược báo chí, quảng cáo danh
nghiệp. tiếp thị quan hệ, direct mail, thương hiệu, tài trợ, khuyến mãi.
Nguyễn Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét