Adbox
ads

Ads

ads
ads

Blog Archive

Translate

LightBlog

Viết bài chuẩn SEO


Bạn là một marketer, đi đâu bạn cũng nghe bài viết chuẩn SEO, tối ưu hoá trên trang (SEO Onpage) thì cần bài viết hay và đúng tiêu chí. Vậy bài viết thế nào là chuẩn SEO? Tiêu chí đánh giá một bài viết chuẩn SEO là gì? Tất cả sẽ được bật mí sau đây:

SEO là gì?

SEO là từ viết tắc của cụm từ Search Engineer Optimize trong tiếng anh, chuyển thể qua tiếng việt mang nghĩa tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Mục đích cuối cùng là để tăng lưu lượng truy cập cho website, tăng độ nhận diện thương hiệu và lên thứ hạng trên công cụ tìm kiếm (Google, coccoc…)

SEOer sẽ dùng gì để tạo nên vị trí mới của website. Đây là một công việc không hề dễ dàng khi mà nhà nhà người người đổ xô tối ưu hoá để rồi cuộc tranh tranh khốc liệt của keyword lên ngôi, sở hữu những từ khoá hot sẽ giúp các SEOer xây dựng được backlink, internal link trên các hình thức Onpage & Offpage thật tốt để thu hút sự truy cập của audience và thoả tiêu chí của ông trùm tìm kiếm. Và để thực hiện được điều này, đội ngũ kỹ thuật cần nhiều hơn sự sáng tạo trong các bài viết nhưng vẫn phải đảm bảo sự xuất hiện của các từ khoá, Content lên ngôi.

Các thuật ngữ trong content

Title: Tiêu đề bài viết
Meta description (thẻ meta): Bảng tóm tắc nội dung của bài viết
Internal link: những liên kết trong bài viết để đến với một bài viết khác trên chính trang đó.
External link: là những liên kết từ bên ngoài trỏ vào trang của mình hoặc của mình trỏ qua những trang khác.
H1 là heading 1, câu tóm gọn nội dung chính.
H2 là đoạn miêu tả cho các h1
Volume search: Mức độ tìm kiếm
7 BƯỚC VIẾT BÀI THEO CHUẨN SEO

Bước 1 – Nghiên cứu
Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research)
Mục đích:
  • Biết đối tượng của mình đang tìm kiếm điều gì?
  • Những từ, cụm từ nào được họ thuận trí vừa tay để search
  • Tìm ra được những từ khoá tốt nhất để tiếp cận người tìm kiếm.
Insight tìm kiếm thông tin:

Có khi nào bạn tự hỏi bạn sẽ gõ gì khi muốn tìm một điều gì đó từ chuyên gia thông thái google chưa? Chưa thì không cần nữa nhé vì Nguyễn Tuấn sẽ đưa cho bạn câu trả lời luôn đây. Một người đang có những thăc mắc họ sẽ không bao giờ gõ một từ khoá hay cụm từ khoá ngắn, đơn giản họ gõ những câu hỏi trong đầu họ đang thắc mắc
Ví dụ 1: Người tìm kiếm muốn xem film thì bạn sẽ nghĩ họ gõ xem film. Đây là số ít những người tìm kiếm gõ thôi. Đa phần họ sẽ gõ xem film hay, xem film ma, xem film kiếm hiệp…. đây là kiểu tìm kiếm thông tin sâu.
Ví dụ 2: Người đang bị nám bạn sẽ nghĩ họ gõ điều trị nám. Hầu hết cụm từ họ tìm kiếm sẽ là điều trị nám hiệu quả, điều trị nám vĩnh viễn, điều trị nám an toàn… đây là kiểu tiềm kiếm tính năng bổ trợ.

Khi nói đến đây chắn chắc các bạn sẽ nói làm sao biết được những từ khoá đó có được khách hàng tìm kiếm nhiều hay không? Volume search trên công cụ có cao không? Đừng đưa ra những câu hỏi đó rồi tự suy đoán, hãy nhờ đến những công cụ sau để có thể giúp bạn tìm kiếm từ khoá tốt hơn.

Công cụ đề xuất từ khoá (keyword)

Google Adword Keyword Tools



Công cụ check thứ hạng từ khoá
Ranking.helu.vn
 Tôi đang muốn tìm kiếm từ khoá này trước đó mình có làm SEO chưa & thứ hạng trên google là bao nhiêu? Như hình dưới đây là  tôi đang tìm kiếm cho từ khoá chữa nám hiệu quả của trên website vệ tinh chuatrinam.com, thương hiệu TMV Đông Á. Thứ hạng của tôi là top 1 trên công cụ tìm kiếm. Bạn cũng có thể dung công cụ này để check các đối thủ của mình nữa nhé. Đồng thời nó cũng có đề xuất cho mình những từ khoá liên quan và dĩ nhiên bạn sẽ phải tốn tiền vì không ai cho không ai điều gì cả.

Nghiên cứu đối thủ
Điều này cần thiết hay không? Nó không là bắt buộc nhưng cũng không thừa khi bạn hiểu được đối thủ của mình đang sử dụng từ khoá gì và như thế nào, mức độ các từ khoá mà họ triển khai. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng đúng không nào? Vậy thì bạn nên tìm gì ở đối thủ và ở đâu?

Đầu tiên, tab google search ra và gõ cụm từ khoá mà bạn đã định trước đó nhé.


Như hình bên trên khi tôi gõ từ khoá “bài viết SEO”, ngay lập tức google cho biết vị trí đầu tiên là thạch phạm, thứ 2 seongon.com, thứ 3 là seoantoan.com… bạn nên chọn ra top 5 đối thủ lớn để bạn tham khảo. Ở đây chúng ta có thể nhìn thấy rõ cụm từ khoá chính mà họ dung là “viết nội dung”, từ khoá phụ là “bài viết”, “seo”. Tôi đánh giá đây là một hướng đi thông minh của bạn top 1, khi bạn đã biết lái xu hướng của cộng đồng là content hay còn gọi là nội dung để phát triển chiến lược tối ưu hoá của mình.

Khi tìm kiếm trên các bài viết của đối thủ bạn cần tìm gì trong content của các bài viết.
  • Từ khoá trên title, Meta description
  • Lượng engagement (tương tác) trên bài viết, like, share, comment
  • Cấu trúc thể hiện bài viết.
  • Từ những yếu tố đó bạn có thể tối ưu tốt hơn đối thủ trong bài viết của mình hay không và tối ưu bằng cách nào? Từ khoá gì? Đó là sự lựa chọn của bạn.

Bước 2 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất

Đừng viết chủ đề mình thích, hãy viết chủ để mà khách hàng muốn đọc, điều này sẽ giúp cho bạn có thể giữ chân khách hàng lâu nhất trên bài viết của mình.
Ví dụ:
Các bạn viết bài hay nhưng vẫn không thể tối ưu được với các tiêu chí của google nên vân không mang lại hiệu quả cao. Còn các bài hướng dẫn viết bài chuẩn seo thì khá là chung chung không có minh hoạ thì đây chính là chủ đề hot mà bạn cần khai thác.

Hay chủ đề hiện nay đang được sự quan tâm của khách hàng là Hương Tràm & Thu Minh, vậy câu chuyện này thực hư như thế nào? Blab la mình sẽ lồng ghép chủ đề này vào trong bài viết như một cách minh hoạ đa dạn cho chủ đề phụ

Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết

Một bài viết chất lượng là bài viết rõ ràng, rành mạch và liên kết với nhau trong các đoạn. Không thể viết một mạch từ đầu đến cuối như vậy sẽ khó phân ý và làm ngừoi đọc cảm thấy mệt mỏi. và không nắm được ý trong từng phân đoạn.

Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm.
Ví dụ:
Tiêu đề: Làm sao để viết content chuẩn seo?
Meta Description: Bạn là một marketer, đi đâu bạn cũng nghe bài viết chuẩn SEO, tối ưu hoá trên trang (SEO Onpage) thì cần bài viết hay và đúng tiêu chí. Vậy bài viết thế nào là chuẩn SEO? Tiêu chí đánh giá một bài viết chuẩn SEO là gì?
Hình ảnh mô tả: Hình
H1: Các bước tối ưu hoá bài viết SEO
      Bước 1:
      Hình mô tả
      Bước 2:
      Hình mô tả
      Bước n:
      Hình mô tả
H2: Những lưu ý khi viết bài
      Lưu ý 1:
      Lưu ý 2:
Kết bài

Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
Đến đây thì các bạn sẽ rất rập khuôn khi luôn để trong đầu những suy nghĩ về từ khoá trước đó đã chọn. Điều này là một sự hạn chế rất lớn để bạn có thể khai triển cho bài viết của mình hay và hấp dẫn. Ngày xưa khi còn học MC thì thầy có nói với Nguyễn Tuấn rằng, “diễn như thật, thật như diễn”. Còn trong nghề viết thì “viết tự nhiên, tự nhiên mà viết”, điều này sẽ giúp các bạn gần gủi hơn với người đọc và giúp họ tương tác tốt với bài viết mà câu chữ không bị gò bó.
Sau khi viết xong hãy rà lại những từ khoá của mình đã chuẩn bị và tìm chỗ để chèn vào thành một câu liền mạch ý là tốt nhất. Đồng thời bạn cần thiết kế bài bài viết của bạn theo bố cục rõ ràng rành mạch nhé. Làm sao để tạo một bài viết rõ ràng theo bố cục thì bạn có thể đọc bài ứng dụng thiết kế trong quản trị thương hiệu, tiếp thị và thiết kế nhé

Đừng quên đặt liên kết nội bộ (internal link) vào bài viết
Có thêm một yếu tố mà TẤT CẢ các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trỏ tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội bộ này.

Bạn có thể chèn link nội bộ bằng thủ công hoặc cũng có thể dùng những plugin hỗ trợ xây dựng liên kết nội bộ

Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại
Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link hay external link).
Có rất nhiều bạn sẽ nói làm như thế này sẽ gây nên tình trạng chảy traffic ra những website khác. Đối với Tuấn thì lại nghĩ khác, “mình cho đi để nhận lại” là mối quan hệ giao hữu cực hiệu nghiệm trong xã hội. Nếu bạn trỏ link ra ngoài bạn sẽ
  • Tạo nên sự đa dạng và phong phú cho các liên kết ở các bài viết khác.
  • Google luôn đánh giá cao các bài viết liên quan đến các website khác trỏ về website của mình. Vậy thì khi bạn cho đi bạn cũng sẽ nhận về những link chất lượng như vậy. Đây được gọi là trao đổi chéo.
  • Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.

Bước 5 Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn
Đây là cái đầu tiên đập vào mắt ngừoi đọc, nếu nhìn vào bảng Tuần hoàn ta thấy tiêu đề bài viết được google chấm hẳn 3 điểm cho hạng mục này. Và người xem có quyết định click vào link để xem hay không cũng nằm ở đây.  Chính vì vậy bạn cần tìm ra cho mình một câu đầu đề thật hấp dẫn mang yếu tố hữu ích, sốc, lạ….

Ngoài ra trong tiêu đề cần có 1 từ khoá chính mà bạn đã định dạng cho việc tiềm kiếm bên trên nhé. Điều này sẽ giúp cho việc hiển thị trên công cụ tìm kiếm được dễ dàng hơn.

Các bài viết cần liên quan với nhau và với bài viết trước đó của bạn để có thể dễ dàng tạo kết nối. Tóm lại, Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.

Bước 6 | Kiểm tra bài viết
Đọc lại toàn bộ bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.

Bước 7 | Tự lan truyền
Đây là điều mà nhiều bạn bỏ qua khi hoàn thành các bài viết của mình vì nghĩ rằng nó đã xong. Nhưng để tối ưu hơn và được nhiều ngừoi biết đên hơn thì hãy chủ động làm các việc sau:
  • Chia sẽ bài viết: có thể share trên facebook, google+, twitter, cốt yếu là nó được sự tiếp cận đến những vị độc giả đầu tiên với bài viết của bạn.
  • Sử dụng Onlywire để tự động đăng lên các trang social bookmarketing hoặc social networking khác.

Cuối cùng
Một người đọc giỏi chưa hẳn là người viết tốt, một ngừoi viết tốt chưa hẳn là ngừoi nói hay, người nói giỏi chưa chắc tốt bằng người làm hay, người làm hay chưa chắc bằng kẻ quen tay. Vậy nên hãy viết thật nhiều, điên khùng thật nhiều trong các bài viết. Kỹ thuật là một phần, quan trọng là cảm xúc của bạn đặt trong mỗi bài viết. Vì xét cho cùng bạn cũng là một nhà văn, một nhà văn để nhiều người đọc thì phải có cái hồn trong đó, cái hồn không gì khác chính là bạn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LightBlog
Adbox